Ở nhiều quốc gia phát triển như: Canada, Úc, Mỹ,… nhà lắp ghép được xây dựng rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Tại Việt Nam cũng xuất hiện nhiều công trình nhà lắp ghép bằng tấm panel đẹp mắt với nhiều kiểu dáng, màu sắc mới lạ, trong khi giá thành lại rẻ. Điều đó khiến nhiều người ưa thích lựa chọn kiểu nhà này. Nhất là các chủ đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng, resort, nhà văn phòng,… Tuy nhiên một số người vẫn băn khoăn không biết có nên làm nhà lắp ghép bằng tấm panel hay không? Bài viết dưới đây của Nhà Lắp Ghép Số 1 – Panel Home sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này.
Nhà lắp ghép Panel là gì?
Nhà lắp ghép panel là hạng mục công trình được lắp ghép từ những bộ phận riêng lẻ với hệ thống khung, kèo, cột, xà gồ bằng thép, lớp xốp giúp cách âm, cách nhiệt, tôn che chất lượng cao, cửa sổ, giằng chống bão, cửa đi bằng nhôm,…
Nhà lắp ghép bằng tấm panel
Nhà lắp ghép thường được xây dựng bằng các loại vật liệu nhẹ và có thể thi công nhanh chóng như: Panel EPS, Panel PU,… nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ và sự chắc chắn cho công trình.
Ứng dụng của nhà lắp ghép panel là gì?
Quay lại lịch sử từ nhiều năm về trước, xuất hiện lần đầu tiên ở Nga và một số nước Đông Âu, ngày nay nhà lắp ghép đã phổ biến trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Xây dựng nhà lắp ghép bằng panel không những tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân công mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền và an toàn với người sử dụng.
Nhà lắp ghép panel có thể sử dụng làm nhà ở nhưng nó được sử dụng phổ biến nhất cho các công trình như: khu biệt thự resort, nhà ở dân dụng, homestay, phòng sạch, nhà xưởng, nhà điều hành công trường,… Nhất là những công trình cần tính linh động cao, dễ dàng thi công, cơi nới hoặc di dời.
Ưu nhược điểm của nhà lắp ghép bằng tấm panel?
Ưu điểm:
Làm nhà lắp ghép bằng tấm panel có những ưu điểm như cách âm cách nhiệt tốt, thân thiện môi trường, thời gian thi công nhanh, giá thành rẻ,… Rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn xây dựng nhà lắp ghép panel bởi các lợi ích sau đây:
1. Thời gian thi công nhanh
Quá trình xây dựng nhà lắp ghép từ tấm panel không yêu cầu cao về tay nghề của nhân công chính vì thế có thể đẩy nhanh tiến độ. Với các công trình nhà ghép công nghiệp 1 tầng chỉ cần từ 5-8 tuần để hoàn thiện công trình.
Thi công nhà lắp ghép bằng tấm panel
Thế nhưng nếu xây dựng theo kiểu truyền thống có thể mất tới 3-4 tháng tùy yêu cầu của gia chủ. Bởi vậy nhà lắp ghép panel đặc biệt phù hợp với các hạng mục công trình cần sớm đi vào sử dụng trong thời gian ngắn.
2. Tiết kiệm chi phí
Do không yêu cầu cao về móng nhà, kết cấu lại khá nhẹ nên có thể tiết kiệm ngân sách vào việc xây dựng nền móng. Nhà lắp ghép panel có thể xây dựng trên nhiều dạng địa hình, ngay cả đồi núi hay nền đất yếu hay những vùng với địa hình phức tạp đều được.
Đặc biệt, quy trình lắp ghép nhà cũng nhanh chóng, đơn giản nên tiết kiệm tương đối về chi phí nhân công.
3. Dễ dàng tái sử dụng, di chuyển
Với đặc trưng là lắp ghép từ các tấm panel nên nhà lắp ghép dễ dàng di chuyển hay thay đổi vị trí của các cửa, tấm vách. Ngay cả khi muốn lắp đặt ở vị trí khác việc tháo dỡ di dời cũng rất nhanh chóng.
Di chuyển lắp ghép nhà bằng tấm panel
4. Độ bền cao
Mặc dù không thể đạt được độ bền như nhà bê tông cốt thép nhưng do dùng kết cấu khung thép và các vật liệu bao che với độ bền cao như: tấm bê tông nhẹ, panel PU, tuổi thọ của nhà lắp ghép có thể lên tới 30-50 năm, chịu được các hình thái khắc nghiệt của thời tiết.
5. Bảo vệ môi trường, sức khỏe người dùng
Các công trình nhà lắp ghép từ tấm panel PU có khả năng cách nhiệt, cách âm hiệu quả. Đặc biệt không lo mối mọt, chống ẩm tốt, các nguyên vật liệu đều thân thiện với môi trường, an toàn với người sử dụng. Khi lựa chọn xây dựng nhà từ tấm panel còn giúp giảm lượng rác thải ra môi trường, tránh gây ô nhiễm tiếng ồn, nguồn nước hay không khí, khả năng tái sử dụng cao.
6. Thiết kế đa dạng, đẹp mắt
Cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật, ngày nay có nhiều kiểu nhà lắp ghép panel được xây dựng mang tính thẩm mỹ cao, kiến trúc độc đáo. Từ các công trình nhà 1 tầng đến 2-3 tầng, nhà cấp 4 với nhiều kiểu dáng thiết kế, màu sắc phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.
Nhà lắp ghép bằng tấm panel hoàn thiện
Nhược điểm:
Tuy có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng kiểu nhà lắp ghép panel cũng có nhược điểm là tuổi thọ kém hơn một chút so với nhà bê tông cốt thép. Thêm vào đó, mô hình này khi thi công cần nhiều thiết bị máy móc hiện đại, kỹ thuật thi công yêu cầu khéo léo, tay nghề thẩm mỹ cao.
Lưu ý khi dùng nhà lắp ghép bằng tấm panel
Do được lắp ghép từ nhiều vật liệu, quá trình thi công, chủ đầu tư phải kiểm tra thường xuyên về chất lượng và có phương án xử lý khi có vấn đề. Cụ thể:
- Cần thực hiện theo khuyến cáo của đơn vị thi công để đảm bảo độ an toàn, chắc chắn, khả năng cách nhiệt, cách âm cho công trình
- Với vách ngăn và vật liệu che cần dùng những sản phẩm có độ dày tối thiểu 50mm, tùy vào yêu cầu của công trình mà có sự thay đổi phù hợp, đảm bảo an toàn cho công trình.
- Hệ thống khung, kèo, cột, xà gồ phải lựa chọn thép chắc chắn, uy tín
- Phải có giằng chống bão nhằm đảm bảo an toàn về con người, tài sản, nhất là nơi có thời tiết cực đoan.
- Xây dựng hệ thống máng nước tiêu chuẩn, chống dột và liên kết vật liệu chắc chắn, dùng keo gắn chuyên dụng để tránh dột vào công trình.
Mẫu nhà bằng tấm panel đẹp hiện đại
Các công trình nhà lắp ghép panel có thiết kế đa dạng, tính thẩm mỹ cao, hữu dụng, hơn nữa chi phí lại vô cùng hợp lý. Tùy vào sở thích cũng như gói ngân sách của bạn, chắc hẳn bạn đã có trả lời có nên làm nhà bằng tấm panel? Nếu còn đang phân vân hay thắc mắc cần giải đáp hoặc tư vấn thi công, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 0912 859 888 để được giải đáp cụ thể nhé.